Được tạo bởi Blogger.

FAQ's

Technology

Business

Gadgets

Featured Post

Redmi A1 dễ dàng đánh bại Nokia C31 về khả năng cung cấp smartphone giá rẻ, pin trâu.

Hiện tại để mua được Redmi A1 , chỉ phải bỏ ra số tiền từ 1.7 triệu đồng. Mức giá này thấp hơn khoảng 400.000 đồng so với khi nó mới ra mắt...

Join the Club

statistics

Tìm kiếm Blog này

Recent

Comment

Subscribe

Advertising

http://blogrcart-mukabuku-elite.blogspot.com/p/theme-documentation.html

Chợ Gia Vị

SaiGon Market

DOMAINS FOR SALE

Text Widget

Text Widget

Social

Popular Post

Formulir Kontak

Tên

Email *

Thông báo *

Followers

Advertise Here

Thảo Dược & Dinh Dưỡng

Translate

Organic Foods Market

Mua Bán Tên Miền

Pages

Seeds & Tools

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng với hàng loạt điểm mới. Trong đó, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.



Đáng chú ý, Nghị định 35 của Chính phủ cho phép UBND tỉnh quy định khu vực được phân lô bán nền khi phù hợp các quy định pháp luật liên quan mà không phải xin ý kiến Bộ Xây dựng.


Cụ thể, sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 theo hướng UBND cấp tỉnh quy định cụ thể những khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt, đáp ứng các quy định pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản và các quy định sau:


Dự án phù hợp với các cấp độ quy hoạch đô thị; đã hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng của toàn bộ dự án hoặc theo phân kỳ đầu tư được duyệt; việc xây dựng nhà ở phải bảo đảm tuân thủ nội dung và tiến độ dự án được duyệt;

Không thuộc khu vực có yêu cầu cao quản lý về kiến trúc cảnh quan, mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị.

UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị từng đô thị, quy chế quản lý kiến trúc được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, hạ tầng, đô thị để quy định cụ thể khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân được tự xây dựng nhà ở.

Theo quy định trước đó tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể những khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.

 Tiktoker tên là Feinick vừa tiết lộ, công việc leo cột tháp thay đèn có thể kiếm được 130.000 USD/năm (3 tỷ đồng/năm). 

Những người làm công việc này sẽ leo lên tháp truyền hình, tháp tín hiệu di động hoặc tháp phát sóng radio... Mặc dù, có mức lương cao, nhưng không phải ai cũng muốn ứng tuyển nên luôn rơi vào cảnh thiếu hụt nhân sự.

Theo Feinick, công việc không hề đơn giản và không phải ai cũng làm được. Tháp được xây dưng bằng sắt, càng lên cao khung càng nhỏ lại và đối mặt nhiều rủi ro. 


Điều kiện để làm việc này là không sợ độ cao, có thể lực và sức khỏe. Nhân viên thay bóng đèn phải dùng chính sức lực của mình để leo lên đỉnh, không có một máy móc nào hỗ trợ. Quá trình leo từ chân lên đỉnh tháp tín hiệu cao 600m mất 3 tiếng, tổng thời gian cả lên và xuống hết 6 tiếng. Điều đáng sợ là tốc độ gió trên đỉnh tháp rất lớn, gần 100km/h.

Trang web ZipRecruiter cho hay, mức lương trung bình của nhân viên thay thế đèn trên tháp tín hiệu rất khác nhau, tùy theo kinh nghiệm làm việc, đòi hỏi của công việc. Mức chênh lệch giữa các nhân sự có thể hơn 30.000 USD/năm (705 triệu đồng).

Ví dụ, nhóm nhân viên làm công việc này tại New York được trả 80.000 USD/năm (1,8 tỷ đồng). Còn mức lương mà Tiktoker Feinick đưa ra là 130.000 USD/năm chỉ ít người được nhận. Đây có thể là lương dành cho những người lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm và xuất sắc.

Nhiều cư dân mạng sau khi xem đoạn clip của Tiktoker Feinick bày tỏ sự ngưỡng mộ với những người làm công việc này và suy nghĩ cân nhắc nộp hồ sơ.

"Cứ tưởng tượng, leo lên đến đỉnh rồi mà quên bóng đèn ở dưới, lại phải leo xuống lấy thật vất vả", một cư dân mạng bình luận.

Có người háo hức nộp đơn ngay vì mức lương cao: "Mức lương 130.000 USD ư? Tôi phải nộp đơn ngay".

Theo tìm hiểu trên mạng, những người làm công việc leo lên tháp cao để bảo trì, kiểm tra chất lượng thuộc diện công việc nguy hiểm. Ngoài kỹ năng của một vận động viên leo núi, người làm công việc này còn phải thạo về công nghệ thông tin, nối cáp và các vấn đề kỹ thuật khác.  Người làm công việc này mới vào nghề có lương 17 USD/giờ (400.000 đồng/giờ), còn nếu có kinh nghiệm cao hơn một chút sẽ nhận mức lương khoảng 19 USD/giờ (450.000 đồng/giờ). Mức lương được nhận sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng có được.


Dự thảo Luật tiếp tục quy định bảng giá đất được ban hành hằng năm để bảo đảm giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, bổ sung quy định về chuyển tiếp thực hiện theo hướng tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết năm 2025 để các địa phương có đủ thời gian để xây dựng, ban hành bảng giá đất mới theo quy định mới của Luật Đất đai...








Ngày 9/6, Quốc hội cho ý kiến lần 2 đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Dự thảo Luật đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (tháng 4/2023) và ý kiến nhân dân.




Về kết quả lấy ý kiến nhân dân, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các nội dung được Nhân dân quan tâm góp ý tập trung vào bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi tiếp thu gồm 16 chương, 263 điều, trong đó tăng 5 mục, bổ sung mới 40 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến nhân dân.
TIẾP TỤC QUY ĐỊNH BẢNG GIÁ ĐẤT ĐƯỢC BAN HÀNH HÀNG NĂM

Về giá đất, tờ trình dự thảo Luật làm rõ nguyên tắc định giá đất, giá đất thị trường, căn cứ định giá đất, thông tin đầu vào để xác định giá đất, các phương pháp định giá đất; bổ sung quy định về tư vấn thẩm định giá đất.

Theo đó, việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc: phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; bảo đảm tính độc lập trong các khâu xác định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất.

Thông tin đầu vào để xác định giá đất theo các phương pháp phải bảo đảm giá đất được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đã được công chứng, chứng thực; giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất mà không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến….

Dự thảo Luật tiếp tục quy định bảng giá đất được ban hành hằng năm để bảo đảm giá đất phù hợp với nguyên tắc thị trường. Tuy nhiên, bổ sung quy định về chuyển tiếp thực hiện theo hướng tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết 31/12/2025 để các địa phương có đủ thời gian để xây dựng, ban hành bảng giá đất mới theo quy định mới của Luật Đất đai.

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải phê duyệt quyết định giá đất cụ thể trong thời gian không quá 180 ngày kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất, điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, điều chỉnh quy hoạch chi tiết.

Bên cạnh đó, dự thảo đã sửa đổi quy định các nguồn thu ngân sách từ đất đai; quy định việc tiền thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm được ổn định cho chu kỳ 5 năm tính từ thời điểm Nhà nước quyết định cho thuê đất và mức điều chỉnh tăng không quá 15% so với chu kỳ trước đó. Giá đất để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được ổn định trong 5 năm.

Dự thảo cũng quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện là Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất cấp tỉnh, cấp huyện, đồng thời mở rộng thành viên hội động là người có chuyên môn về giá đất.
PHÂN CẤP THẨM QUYỀN THU HỒI ĐẤT CHO UBND CẤP HUYỆN VÀ QUY ĐỊNH CÁC TRƯỜNG HỢP THU HỒI ĐẤT

Về một số nội dung cụ thể, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết tiếp thu ý kiến góp ý, dự thảo quy định Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa.


Đồng thời, quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất đối với các loại công trình công cộng từng lĩnh vực; thu hồi đất để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp và một số trường hợp thật cần thiết khác.


Dự thảo Luật cũng rà soát làm rõ hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; các trường hợp thu hồi đất do vi phạm để phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan như Luật đầu tư, các Luật về thuế, làm rõ hành vi của cơ quan quản lý hoặc của người vi phạm.

Dự thảo Luật đã bổ sung quy định phân cấp thẩm quyền thu hồi đất cho UBND cấp huyện không phân biệt người sử dụng đất là tổ chức hay cá nhân, trừ trường hợp thu hồi đất quốc phòng, an ninh.

UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất quốc phòng, an ninh sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Công an. Trường hợp không thống nhất ý kiến, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Việc quy định như dự thảo Luật nhằm bảo đảm thống nhất với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, nâng cao trách nhiệm địa phương, giảm thủ tục hành chính và có cơ chế giải quyết các trường hợp đặc thù khi chưa có sự đồng thuận hoặc có vướng mắc trong tổ chức thực hiện.

Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Bộ trưởng cho biết, cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu quy định cụ thể, luật hóa một số quy định trong các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai hiện hành đã được thực tế chứng minh là phù hợp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất thu hồi, tạo sự đồng thuận, giảm khiếu kiện; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong tổ chức thực thi.

Theo đó, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Người có đất bị thu hồi được bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất, chi phí đầu tư vào đất, thiệt hại do ngừng sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở; được ưu tiên lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền nếu có nhu cầu được bồi thường bằng tiền. Giá đất bồi thường là giá đất cụ thể của loại đất thu hồi tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi. Giá đất tái định cư là giá đất cụ thể tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

FREE WORLDWIDE SHIPPING

BUY ONLINE - PICK UP AT STORE

ONLINE BOOKING SERVICE